- Có 1 người Online
- Có 125049 tổng lượt truy cập
Quy định mới cho kinh doanh tạm nhập, tái xuất thủy sản đông lạnh
Quy định mới cho kinh doanh tạm nhập, tái xuất thủy sản đông lạnh
(Ngày đăng: 02/03/2014 )
Cập nhật 03/03/2014
(vasep.com.vn) Từ ngày 20/02/2014, DN kinh doanh, tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không bao gồm thực phẩm tươi, ướp lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói trong đó có thủy sản phải đáp ứng 3 điều kiện theo quy định mới tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT (TT05/2014) quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa của Bộ Công Thương.
DN kinh doanh, tạm nhập, tái xuất hàng thủy sản đông lạnh quy định tại Phụ lục III của TT05/2014 sẽ được Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy Chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (gọi tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất). Thời hạn hiệu lực của mã số này là 3 năm kể từ ngày cấp.
Theo thông tư này, mã số tạm nhập, tái xuất đã cấp cho các DN theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BTC (TT05/2013) sẽ hết hiệu lực sau 90 ngày kể từ TT05/2014 có hiệu lực. Các DN đã có mã số tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trước đó khi xin cấp mã số mới được miễn kiểm tra điều kiện về kho, bãi nếu các điều kiện này không thay đổi so với điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất trước.
DN kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thủy sản theo quy định tại TT05/2014 phải đáp ứng 3 điều kiện chính là: (1) Được thành lập tối thiểu 2 năm, đã có hoạt động XK, NK hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa. (2) Có số tiền ký quỹ và đặt cọc là 10 tỷ đồng nộp cho Kho bạc nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi DN có kho, bãi theo quy định và (3) có kho bãi phục vụ kinh doanh, tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh. Như vậy, 3 điều kiện này không khác so với TT05/2013 nhưng tăng số tiền ký quỹ và đặt cọc của DN từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng so với trước.
Tại TT05/2014, Bộ Công Thương cũng quy định cụ thể điều kiện về kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh như: Kho bãi có sức chứa tối thiểu 100 container lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu 2,5m, có đường dành cho xe chở container di chuyển ra vào kho, bãi… Kho bãi có đủ nguồn điện (điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dụng kèm theo để vận hành các container theo sức chứa của kho, bãi.
Kho, bãi phải thuộc sở hữu của DN hoặc do DN ký hợp đồng thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 3 năm; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi, thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công Thương và ban hành quyết định về các khu vực quy hoạch, quy định trên địa bàn tỉnh; thông báo cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan để phối hợp.
Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất không được cho DN khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.
Ngoài ra, TT05/2014 còn quy định, hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài. Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định. Và hàng hóa thủy sản quy định tại Phụ lục III của thông tư này không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang NK để tiêu thụ nội địa. Quy định này nhằm bảo đảm chất lượng ATTP lưu hành trong thị trường trong nước.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, điểm thông quan này do UBND tỉnh tỉnh biên giới công bố sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, NN và PTNT.
Hiện nay, UBND các tỉnh biên giới đang triển khai rà soát quy hoạch kho bãi, trình phương án chú trọng công tác kiểm dịch hàng hóa tại các cửa khẩu tránh hiện tượng ách tắc cảng, cửa khẩu tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời cũng lựa chọn các DN đủ điều kiện để lựa chọn DN được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan và sớm công bố các DN được lựa chọn.
Trích dẫn: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/785_34528/Quy-dinh-moi-cho-kinh-doanh-tam-nhap-tai-xuat-thuy-san-dong-lanh.htm
- 08/04/2014 09:39 - Thông báo
- 27/03/2014 13:00 - Hầm Cấp Đông Công Suất lớn
- 24/03/2014 15:08 - Nhập khẩu phụ gia thực phẩm cho sản xuất, xuất khẩu: còn vướng cho doanh nghiệp
- 17/03/2014 14:31 - Bộ NN và PTNT sẽ sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 187
- 04/03/2014 13:52 - hương trình thanh tra cá da trơn có thể bị cắt khỏi ngân sách liên bang
- 04/03/2014 13:47 - Hướng kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế
- 24/02/2014 13:38 - Thủy sản Việt Nam
- 24/02/2014 13:37 - Họp báo tổ chức Festival thủy sản năm 2014 tại Phú Yên
- 24/02/2014 13:35 - Việt Nam mong Mỹ không tạo rào cản với cá da trơn
- 13/01/2014 15:16 - Trung Quốc – thị trường tiêu thụ quan trọng của tôm Việt Nam